Giám khảo doanh nhân – người thầy nghiêm khắc, người dẫn đường tận tâm

Share on facebook

Tham dự GTTNLVC, các giám khảo không chỉ phản biện, tư vấn, góp ý giúp các thí sinh hoàn thiện đề án, mà còn cung cấp cho các thí sinh thêm nhiều ý tưởng độc đáo, hoặc mở hướng đi mới.

Giám khảo doanh nhân - người thầy nghiêm khắc, người dẫn đường tận tâm

Vòng 3 Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2017 diễn ra trong 4 ngày, từ 20 – 23/9, tại hai hội đồng thi Hà Nội và TP.HCM. Ở vòng thi này, 38 thí sinh đã tham gia thi với 27 đề án kinh doanh. Trong những buổi thuyết trình bảo vệ đề án, có nụ cười và có cả những giọt nước mắt, khi các thí sinh được trình bày những ước mơ của mình. 
Giám khảo không chỉ chấm điểm
Tại vòng thi này, Ban tổ chức đã nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nhân ở cả Hà Nội và TP.HCM: ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT; ông Tuấn Hà – Giám đốc Điều hành Vinalink; ông Hoàng Tùng – CEO của chuỗi nhà hàng Pizza Home.

Các giám khảo (từ trái sang): ông Tuấn Hà – Giám đốc Điều hành Vinalink (thứ hai), ông Ngô Vi Đồng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT (thứ tư), ông Hoàng Tùng – CEO chuỗi nhà hàng Pizza Home (bìa phải)

Bà Bùi Diệp – nhà sáng lập, CEO Lionbui Agency; ông Huỳnh Công Thắng – nhà sáng lập, CEO VICGO; bà Hồ Thị Thanh Vân – Giám đốc ngành hàng Novartis Pharma Việt Nam kiêm Lãnh đạo thị trường Cambodia/Lào; ông Nguyễn Thanh Tân – Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn Phát triển kinh doanh Brainmark; ông Lý Thái Bảo – Giảng viên Học viện BMG; bà Lê Thị Thanh Lâm – Phó tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food.

Các giám khảo (hàng đầu, từ trái sang): ông Tiền Gia Trí – Giám đốc Điều hành Công ty CP Sản phẩm Đặc biệt Mekong, bà Bùi Diệp – nhà sáng lập, CEO Lionbui Agency; ông Huỳnh Công Thắng – nhà sáng lập, CEO VICGO

Ông Đinh Khắc Hoàng – Giám đốc Công ty Bảo Việt Bến Thành; ông Hồ Thanh Tuấn – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Ngọc trai Hoàng Gia; ông Phan Bảo Giang – Giám đốc Điều hành Công ty Say Cheese; ông Thiên Sanh Đại – Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải thủy bộ Vĩnh Phú; ông Tiền Gia Trí – Giám đốc Điều hành Công ty CP Sản phẩm Đặc biệt Mekong.

Các giám khảo (từ trái sang): Phạm Thị Nguyên Thanh – Group sales Director Đất Xanh Group (thứ hai), bà Phan Thị Tuyết Mai – Tổng giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên (thứ ba), ông Đinh Khắc Hoàng – Giám đốc Công ty Bảo Việt Bến Thành (bìa phải)

Bà Đinh Hà Duy Trinh – Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT; ông Trần Hải Linh – CEO Công ty Công nghệ Sen Đỏ; bà Phan Thị Tuyết Mai – Tổng giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tài Nguyên; bà Phạm Thị Nguyên Thanh – Group sales Director Đất Xanh Group; bà Nhan Húc Quân – Tổng giám đốc Công ty Bao bì giấy nhôm New Toyo; ông Trần Khánh Tùng – Master Marketing Sorbonne; bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty Giao nhận Vận tải Mỹ Á (ASL).

Các giám khảo (từ trái sang): ông Trần Khánh Tùng – Master Marketing Sorbonne (bìa trái), bà Võ Thị Phương Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty Giao nhận Vận tải Mỹ Á (thứ tư), bà Nhan Húc Quân – Tổng giám đốc Công ty Bao bì giấy nhôm New Toyo (thứ năm)

Các giám khảo – vốn là những doanh nhân đã nhiều năm trải nghiệm trên thương trường, khi thì vào vai những nhà đầu tư nghiêm khắc phản biện từng chi tiết trong đề án, như những mâu thuẫn trong bảng tính chi phí doanh thu – lợi nhuận, điểm bất hợp lý trong định giá sản phẩm, sự sơ sài trong khảo sát thị trường…; khi lại thể hiện vai trò người thầy tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Có giám khảo đưa ra đề nghị thí sinh đến làm việc tại công ty của mình với mong muốn thí sinh có điều kiện tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng. Có giám khảo tình nguyện tiếp tục tư vấn sau cuộc thi để giúp thí sinh hiện thực hóa dự án của mình.

Thí sinh nghe các giám khảo tư vấn

Chia sẻ với thí sinh sau giờ thi, giám khảo Phan Thị Tuyết Mai – Tổng giám đốc Công ty Thủy sản Tài nguyên nói: “Cuộc thi GTTNLVC là nơi các thí sinh thi với chính mình, lớn lên với chính mình. Đây là nơi các doanh nhân giúp thế hệ trẻ biến ước mơ thành sự thật, đánh giá mức độ khả thi của những ý tưởng, từ đó thí sinh nhận ra những điểm yếu, điểm mạnh của bản thân và hoàn thiện nó”.

Giám khảo Phan Bảo Giang – Giám đốc Điều hành Công ty Say Cheese

Thí sinh không chỉ thi
Những góp ý tận tình của giám khảo giúp thí sinh nhanh chóng nhận ra những thiếu sót của mình trong việc lập một kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, không vì thế mà các em từ bỏ ước mơ, bởi những vị doanh nhân nhiều kinh nghiệm cũng chỉ ra những ưu điểm, những cơ hội, và những hướng đi mới giúp các em từng bước hiện thực hóa đề án.

Thí sinh đang trình bày đề án kinh doanh

Nhiều thí sinh là sinh viên đến từ tỉnh Đồng Tháp được giám khảo Nguyễn Thanh Tân đánh giá là có cách tư duy, óc quan sát tốt khi nảy ra các ý tưởng kinh doanh thú vị từ những loại sản vậy bình dị, gần gũi với đời sống hằng ngày của người dân địa phương.

Giám khảo Thiên Sanh Đại – Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải thủy bộ Vĩnh Phú

Chẳng hạn, thí sinh Phạm Anh Thư với ý tưởng làm bánh mứt từ trái mãng cầu, thí sinh Võ Văn Út làm bánh từ gạo, thí sinh Nguyễn Thị Cẩm Tú làm pizza từ sen, nhóm thí sinh Đặng Nguyễn Hiếu Hạnh và Nguyễn Phạm Thanh Huyền làm trà từ lá bầu… Những ý tưởng và kế hoạch ấy không chỉ là sự thể hiện hoài bão kinh doanh của bản thân các thí sinh, mà nếu được hiện thực hóa, nó còn giải quyết một vấn đề lớn là “đầu ra” cho nguyên liệu địa phương, đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Thí sinh trả lời phản biện của giám khảo

Giám khảo Hồ Thị Thanh Vân cũng đánh giá các sinh viên đến từ Đồng Tháp rất năng động, mạnh dạn đề xuất nhiều ý tưởng giúp phát triển cho nền nông nghiệp nước nhà nói chung và người nông dân nói riêng, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, giảm bớt tình trạng phải xuất khẩu sản phẩm thô ra nước ngoài. “Các sinh viên Đồng Tháp đã vượt qua chính mình và rất tự tin khi trình bày ý tưởng, đây là bước tập dượt quan trọng trước khi bước vào đời”, giám khảo Lê Thị Thanh Lâm nhận xét.

Giám khảo Lê Thị Thanh Lâm – Phó tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food

Không chỉ phản biện, tư vấn, góp ý giúp các thí sinh hoàn thiện đề án, các giám khảo còn cung cấp cho các thí sinh thêm nhiều ý tưởng độc đáo, hoặc mở hướng đi mới cho các chủ đề án. Là một chuyên gia trong xây dựng nền tảng, ứng dụng, CEO Sendo.vn Trần Hải Linh đã giúp chủ ý tưởng cung cấp nhà trọ cao cấp cho sinh viên hiểu được sự phức tạp, chi phí và cách thức vận hành một doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường internet như thế nào.

Các thí sinh thi nhóm thảo luận để trả lời phản biện của giám khảo

Giám khảo Linh cũng gợi ý các kênh phân phối hiệu quả cho người có ý tưởng làm nhang từ sen – thí sinh Ngô Ngọc Anh. Hay nhận thấy việc thiếu kinh nghiệm có thể khiến người trẻ gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, giám khảo Lê Thị Thanh Lâm – người có gần 30 năm kinh doanh trong ngành này – khuyên thí sinh Võ Văn Út nên tìm sự trải nghiệm ở những công ty thực phẩm bằng cách đi làm thuê trước. Bà Lâm còn cho biết sẵn sàng nhận thí sinh này vào làm ở công ty mình, sau đó sẽ hỗ trợ Út hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh bánh gạo Sa Đéc…

Giám khảo Hồ Thanh Tuấn – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Ngọc trai Hoàng Gia

Với ý tưởng sản xuất dầu thơm từ tinh dầu thiên nhiên, bên cạnh việc biểu dương phương thức “sản xuất xanh” của Trần Thị Huế, giám khảo Tuấn Hà còn tư vấn cho thí sinh về cách đặt tên sản phẩm, thiết kế bao bì, mở rộng phân khúc thị trường, trang trí showroom… Còn với ý tưởng tạo nền tảng cung cấp dịch vụ bảo mẫu, giúp việc nhà của Tạ Thị Thúy Lan, giám khảo Hoàng Tùng khuyên thí sinh tuy nhu cầu của thị trường ở mảng này rất lớn nhưng thí sinh chỉ nên chọn phân khúc nhỏ, để có thể kiểm soát được chất lượng nhân sự – yếu tố sẽ tạo ra chất lượng dịch vụ…

Thí sinh đang trình bày đề án kinh doanh
Các giám khảo (hàng đầu, từ trái sang): ông Trần Hải Linh – CEO Công ty Công nghệ Sen Đỏ, bà Đinh Hà Duy Trinh – Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT, ông Tiền Gia Trí – Giám đốc Điều hành Công ty CP Sản phẩm Đặc biệt Mekong

Sau khi tham gia thi với đề án kinh doanh tạo nền tảng cho không gian tự học tiếng Anh, được các giám khảo cho nhiều góp ý, tư vấn, nhận thấy đây là cơ hội hiếm có để học, thí sinh Lê Rin đã đề xuất và được Ban tổ chức cho phép tham dự buổi thi của các thí sinh khác. Rin chia sẻ: “Trong ngày thi thuyết trình của mình, mình đã học được rất nhiều thứ và bài toán lớn nhất đó là chi phí. Tính toán chi phí làm sao để dự án có thể chạy hiệu quả, dòng tiền vào/ra như thế nào. Thứ hai là phân tích được tính khả thi của dự án. Và hôm nay, xem phần thi của các bạn khác thì mình lại học được thêm về bài toán marketing, làm thế nào để sản phẩm có thương hiệu, làm sao để sản phẩm thiết thực nhất với nhu cầu của khách hàng, làm sao từ nhu cầu của thị trường mình biến nó thành sản phẩm để kinh doanh trên thị trường”.
Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/khoi-nghiep/giam-khao-doanh-nhan-nguoi-thay-nghiem-khac-nguoi-dan-duong-tan-tam-1081773.html

Bài viết liên quan